K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
18 tháng 10 2023

Hơi lạnh vẫn còn vương khắp đất trời nhưng cậu nhận ra mùa xuân đến gần lắm. Những cành cây khẳng khiu chống lại cái lạnh của mùa đông đã nhú những lộc biếc đầu tiên. Màu xanh êm dịu làm đất trời sáng bừng lên sức sống. Và sắc màu mùa xuân cũng đã bắt đầu nhóm lên trên những cánh hoa nở sớm.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :Xuân vềThế là mùa xuân mong ước đã đến ! Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà đầy hương thơm và sánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm mầm xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá, lại sắp buông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

Xuân về

Thế là mùa xuân mong ước đã đến ! Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà đầy hương thơm và sánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm mầm xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá, lại sắp buông tỏa ra những tán hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.

Theo TÔ HOÀI

a) Những dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ?

b) Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng những cách nào (nhìn, nghe hay ngửi…)?

- Em hãy đọc đoạn đầu để nhận biết dấu hiệu báo hiệu xùa xuân đến.

- Em nhận xét cách tác giả quan sát mùa xuân qua những chi tiết: mùi hoa sực nức, ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo, áo già đen thủi, mầm xanh, tán hoa sang sáng, tim tím,...

1
23 tháng 11 2019

a) Dấu hiệu nào báo mùa xuân đến : mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không khí ấm áp, cành cây hồng bì lấm tấm mầm xanh, cành xoan đang trổ lá, ra hoa, râm bụt sắp có nụ.

b) Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng những cách sau :

- Nhìn : ánh nắng mặt trời, cây cối đang thay áo mới.

- Ngửi : hương thơm của các loài hoa, mùi hương thơm ngát của không khí.

31 tháng 12 2022

nên nhưng

 

18 tháng 5 2020

Đây là khoảng thời gian thời tiết êm dịu, ấm áp, vẫn còn se se lạnh nhưng có ánh nắng mặt trời. Mọi người vẫn luôn mong chờ mùa xuân đến, vì được đón Tết cổ truyền, được quây quần bên nhau ấm áp.

*Ryeo*

9 tháng 1 2018

a, Phó từ “đã” bổ sung quan hệ thời gian cho động từ “đến”, “cởi bỏ”, “về”

Phó từ “không còn” bổ sung ý nghĩa phủ định tiếp diễn tương tự cho động từ “ngửi”

Phó từ “đương” bổ sung quan hệ thời gian cho động từ “trổ”

Phó từ “đều” bổ sung ý nghĩa quan hệ tiếp diễn tương tự cho tính từ “lấm tấm”

Phó từ “lại”, “sắp”, “ra” bổ sung ý nghĩa lần lượt về sự tiếp diễn tương tự, quan hệ thời gian, kết quả và hướng cho động từ “buông tỏa”.

Phó từ “cũng”, “sắp” bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn tương tự và quan hệ thời gian cho động từ “có” và “về”.

20 tháng 6 2023

Dạ cho em hỏi đoạn văn trên sử dụng mấy phép liên kết ạ? ( Lặp, nối...)

Hai đoạn văn sau không mạch lạc vì một số câu chưa có trạng ngữ (cho trong ngoặc đơn). Hãy gạch dưới những câu đó.a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc...
Đọc tiếp

Hai đoạn văn sau không mạch lạc vì một số câu chưa có trạng ngữ (cho trong ngoặc đơn). Hãy gạch dưới những câu đó.

a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.

(đến ngày đến tháng, mùa đông)

b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đai bàng vẫn bay lươn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

(có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)

1
19 tháng 8 2018

a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.

(đến ngày đến tháng, mùa đông)

b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đai bàng vẫn bay lươn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

(có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  “Sang xuân, khi trời ấm dần lên, bầu trời quang đãng hẳn ra, hơi lạnh chỉ còn vương trong ngọn gió xuân hây hẩy. Sau vài trận mưa xuân, cây bàng như hồi sinh. Muôn ngàn lộc biếc nhú ra từ khắp các cành cao, cành thấp. Những chùm lá non hé mở thẹn thùng, e ấp. Đến khoảng cuối tháng hai, đầu tháng ba thì lá bàng nở bung ra. Ở dưới nhìn lên, lá bàng non xanh như màu cốm, khe khẽ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

  “Sang xuân, khi trời ấm dần lên, bầu trời quang đãng hẳn ra, hơi lạnh chỉ còn vương trong ngọn gió xuân hây hẩy. Sau vài trận mưa xuân, cây bàng như hồi sinh. Muôn ngàn lộc biếc nhú ra từ khắp các cành cao, cành thấp. Những chùm lá non hé mở thẹn thùng, e ấp. Đến khoảng cuối tháng hai, đầu tháng ba thì lá bàng nở bung ra. Ở dưới nhìn lên, lá bàng non xanh như màu cốm, khe khẽ đu đưa như mời chào, vẫy gọi”                      

                                                        (Nguồn Internet: đoạnvănhay.com)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Chỉ ra các phép tu từ có trong đoạn trích.

Câu 3: Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ trên.

Câu 4: Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích.

1
26 tháng 10 2021

1. PTBD chính: Miêu tả

2. BPTT: so sánh, nhân hóa

3. Tác dụng: Làm cho cảnh vật trở nên sinh động hơn

Cho người đọc thấy rõ sức sống mạnh mẽ của các loài vật khi xuân sang.

4. Đoạn trích nói về khung cảnh đầy sức sống, đẹp tươi của các loài vật khi mùa xuân tới. 

 

Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím....
Đọc tiếp

Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.

Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về!

a)chỉ ra phương thức và nội dung chính của đoạn văn

b)tìm 3 phó từ,3 tính từ có trong đoạn văn  .

c)tìm các từ láy có trong đoạn văn trên.

d) phân tích thành phần chính của câu văn sau:

1/ Thế là mùa xuân mong ước đã đến.

2/ Đầu tiên từ trong vườn ,mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức.

Các bn giúp mk vs

0
3 tháng 7 2017

-Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 2 điểm

-Viết đúng chính tả (hoặc mắc 1 lỗi) được: 2 điểm. Nếu sai từ 2 đến 3 lỗi được: 1,5 điểm. Nếu sai từ 4 đến 5 lỗi được: 1 điểm Nếu mắc 6 lỗi trở lên không được điểm.

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm  hoa gạo đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải...
Đọc tiếp

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm  hoa gạo đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè trên những mái nhà tỏa khói. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên mấy bãi soi dài nổi lên đây đó ở giữa sông những con giang, con sếu cao gần bằng người, không biết từ đâu bay về theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa.

                                                                        (Theo Nguyễn Đình Thi)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích?

Câu 2: Xác định trạng ngữ trong đoạn trích?

Câu 3: Nêu ý nghĩa của các trạng ngữ trên?

Câu 4: Nêu nội dung đoạn trích?

2
15 tháng 3 2022

Câu 1 : PTBĐ chính : miêu tả

Câu 2 : Trạng ngữ : Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương

Câu 3 : Ý nghĩa : chỉ thời gian, sự giá rét kéo dài ở bờ sông Lương.

Câu 4 : ND : miêu tả cảnh khi mùa xuân đến.

15 tháng 3 2022

Câu 1 :

PTBĐ chính : miêu tả

Câu 2 :

Trạng ngữ : Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương

Câu 3 :

Ý nghĩa : chỉ thời gian, sự giá rét kéo dài ở bờ sông Lương.

Câu 4 :

ND : miêu tả cảnh khi mùa xuân đến.